3 phương pháp cấy ghép xương răng mới và hiệu quả

Cấy ghép răng giúp quá trình cấy ghép implant được hiệu quả hơn và nó sẽ giúp cho chất lượng cấy ghép được đảm bảo và nâng cao hơn. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về tầm quan trọng của phương pháp cấy ghép răng

Nếu mật độ xương không đủ thì không thể giữ cho trụ implant vững chắc trên cung hàm cũng như cung cấp một chiếc răng nhân tạo hoàn chỉnh về cả mặt giải phẫu lẫn chức năng tự nhiên như răng thật. Đối với xương hàm có 4 cách ghép xương răng sử dụng trong các trường hợp cụ thể như sau:


Phương pháp cấy ghép răng nhỏ hiệu quả

Đối với các khuyết tật về xương hàm nhỏ (ví dụ như chấn thương hoặc mới bị mất răng, quá trình tiêu xương diễn ra chưa lâu thì bác sĩ có thể chỉ định phương pháp tái tạo xương. Vật liệu sử dụng có thể bao gồm mô xương khô nhân tạo, xương bò hoặc màng xương tổng hợp đặc biệt. Các vật liệu cấy ghép được đưa vào vị trí khoang xương khuyết thiếu trước rồi cấy màng xương bao lại bên ngoài. Bên trong màng xương, các vật liệu ghép cùng với màng xương hấp thụ dần, phát triển và tạo liên kết với các mô xương thật. Một chất gọi tên là BMP-2 ( bone morphogenic protein) cũng có thể được sử dụng để kích thích tái tạo xương răng. Cách ghép xương răng nhỏ này thường dùng cho các trường hợp:
– Bảo vệ xương hàm sau khi nhổ răng.
– Khắc phục khiếm khuyết nhỏ quanh vị trí cấy ghép răng
– Lấp đầy nang xương hàm

Ghép xương răng lớn an toàn

Khuyết tật về xương lớn có thể đòi hỏi sử dụng đến xương tự thân thay vì bột xương nhân tạo. Những khiếm khuyết lớn này có thể được tạo ra bởi chấn thương, dị tật bẩm sinh hoặc ảnh hưởng từ các phẫu thuật khác. Những mảnh xương tự thân có thể được lấy từ các phần khác nhau của cơ thể tùy thuộc khối lượng xương cần thiết. Với các khuyết thiếu trung bình thì thường dùng xương cằm. Đối với diện tích lớn hơn, xương hông và xương chày (xương bên đầu gối) có thể được sử dụng.


Kỹ thuật tiên tiến trong cấy nâng xoang

Xoang hàm là những không gian rỗng lót ngoài bởi một màng xương mỏng. Khi mất răng, xoang hàm bị tiêu biến và tụt xuống thấp giữa các chân răng bên cạnh. Khi đó còn rất ít xương dưới xoang hàm và không đủ điều kiện để đặt trụ implant. Với mảnh ghép xoang, các xoang được phẫu thuật nâng lên với vật liệu ghép xương đưa vào bên trong. Sau một thời gian, vật liệu nhân tạo mới tích hợp với mô xương tự nhiên, trở thành một phần xương hàm. Cấy ghép nha khoa sau đó có thể đặt trong xoang hàm mới này.

0 nhận xét: